Hiện nay WordPress đang được hơn 34 triệu web sử dụng cùng hàng ngàn chủ đề, plugin và công nghệ khác nhau tồn tại song song trên hệ thống này. Việc được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP vừa là ưu điểm nhưng cũng là hạn chế khiến cho tốc độ tải những website xây dựng bằng WordPress bị chậm đi, gây ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm người dùng, SEO cùng những khía cạnh khác của website. Dưới đây là những cách tăng tốc độ website wordpress mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn.
Vì sao cần tăng tốc độ website WordPress?
Cải thiện tốc độ trang web wordprees là một trong những yếu tố được quan tâm nhất hiện nay, là một trong những chỉ số quan trọng tác động đến nhiều khía cạnh khác để đánh giá chất lượng trang web. Một trong những yếu tố đầu tiên mà tốc độ trang web có tác động trực tiếp đến chính là SEO. Tháng 4/2019, Google đã công bố tốc độ tải trang web là một trong số yếu tố đánh giá xếp hạng trong thuật toán của họ. Gã khổng lồ này đã nhấn mạnh rằng các trang web có tốc độ tải nhanh (trên thiết bị máy tính lẫn thiết bị di động) sẽ dễ dàng nhận được cờ ưu tiên hơn trong cuộc đua hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
Bên cạnh yếu tố về SEO, tốc độ tải web cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Một thiết kế web wordpress có tốc độ tải ấn tượng sẽ giúp người truy cập có trải nghiệm tốt hơn, giảm tỷ lệ thoát của người dùng và ở lại lâu hơn trên website, đồng thời kích thích quay lại website vào lần sau. Theo thống kê, khoảng 25% người sẽ rời khỏi trang web đó nếu nó không được tải trong 4 giây hoặc ít hơn. Hơn phân nửa người truy cập bằng di động sẽ bỏ website nếu tải lâu hơn 3 giây thì thế việc đảm bảo tốc độ tải trang web tốt dưới 3s là cách để tăng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi hiệu quả.
Bạn có thể vào website GTmetrix.com sau đó nhập tên website nhằm tiến hành kiểm tra và thông báo tình hình của website. Để cải thiện tốc độ trang web, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gây ra sự chậm chạp và cách khắc phục chúng. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách tăng tốc website wordpress tải trang thường hay gặp nhất. Hoặc bạn có thể tìm đến Mona Host để có thể được tư vấn hỗ trợ tối ưu tốc độ website nhanh nhất.
Những cách tăng tốc độ website WordPress hiểu quả nhất hiện nay
Lựa chọn vị trí Hosting/Server thích hợp
Máy chủ (hay còn gọi là server) là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) nhằm trao đổi dữ liệu, xử lý yêu cầu và phân phối dữ liệu đến máy tính khác qua internet hoặc mạng cục bộ, làm server cho web, webmail…
Có một sự thật là tốc độ web bị ảnh hưởng rất nhiều đến vị trí đặt máy chủ. Vị trí đặt máy chủ càng xa, vượt ra ngoài phạm vi quốc gia khiến kết nối phải đi qua nhiều ngách mạng khác nhau, từ đó thời gian truy cập sẽ kéo dài hơn khiến web tải lâu hơn. Do đó, nếu có mua/thuê vị trí đặt máy chủ, hãy ưu tiên các gói host nước ngoài ở những khu vực lân cận Việt Nam như Singapore, Hongkong hoặc tin dùng một số đơn vị cung cấp uy tín tại Việt Nam.
Nâng cấp Hosting
Bên cạnh việc chọn vị trí đặt Hosting là việc bạn phải làm đầu tiên ngay từ khi bắt đầu lập website bằng wordpress, thì nâng cấp hosting cũng là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng và phải thực hiện ngay từ những giai đoạn đầu.
Thay vì chia sẻ quyền sư dụng chung máy chủ với nhiều website khác, bạn nên nâng cấp thành hệ thống máy chủ riêng cho website của mình. Bên cạnh đó, bạn nên chọn mua Hosting có chức năng cài WordPress tự động, hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình khai thác và sử dụng website. Những lỗi liên quan đến Hosting thường khắc phục khá phức tạp, đồng thời tốn kém, do đó bạn nên ưu tiên hoàn thiện hơn là đợi chúng phát sinh lỗi rồi sửa chữa.
Xóa các plugins không cần thiết
Plugin là một công cụ hỗ trợ cho sự phát triển website của WordPress, do bên thứ 3 tạo ra nhằm giúp cho người truy cập có thể tạo ra được một số hiệu ứng, tinh chỉnh đặc biệt. Ai cũng thích một WordPress nhiều tính năng, nhưng việc tham lam tích hợp quá nhiều plugins thừa sẽ khiến WordPress trở nên nặng nề, dẫn đến tốc độ tải trang bị hạn chế khá nhiều.
Đặc biệt, những plugin có các code lỗi thời hoặc hoạt động kém hiệu quả sẽ gây lỗi hoặc làm chậm lại site của bạn. Hãy hiểu website của mình cần gì, tìm kiếm trên Internet những plugin thường xuyên được khuyên dùng cũng như kiểm tra tính tương thích của plugin đó với phiên bản WordPress và theme của website.
Giảm thiểu CSS, HTML và JavaScript
Một trong những thủ phạm khiến website tải chậm chính là CSS và Javascript. Hai công cụ này giúp website lung linh hơn về mặt hiệu ứng và chất lượng hình ảnh, nhưng nó cũng sở hữu kích thước quá nặng nề. Do đó, chúng ta có thể tối ưu hóa bằng cách giảm bớt kích thước của các file, file HTML, CSS, JS bằng cách loại bỏ khoảng trắng và các ký tự không cần thiết.
Có một số plugin dùng để minify file Javascript, HTML và CSS phổ biến là Autoptimize và WP Minify Fix. Những plugin này hoạt động bằng cách kết hợp rồi nén các tập tin JS và CSS, từ đó thời gian tải web được cải thiện tối đa.
Loại bỏ các quảng cáo Pop-up
Quảng cáo Pop-up (Pop-Up Ads) là các mẫu quảng cáo đột ngột xuất hiện với nhiều kích cỡ khác nhau được tạo bởi các phần mềm hỗ trợ quảng cáo, cho phép hiển thị quảng cáo trên website, nhằm kiếm lợi nhuận hoặc duy trì thu nhập hiệu quả, tạo cơ hội để lan truyền thông điệp về sản phẩm của mình mà không phải cạnh tranh với các nội dung khác trên màn hình.
Những mẫu quảng cáo tưởng chừng như vô cùng nhỏ này lại gây quá tải cho website nếu bạn lạm dụng chúng quá nhiều. Ngoài ra, quá nhiều pop-up xuất hiện cũng khiến người dùng khó chịu và ngay lập tức thoát khỏi website. Do đó, hãy cân nhắc chỉ giữ lại những mẫu quảng cáo pop-up cần thiết, chèn các quảng cáo dạng banner có hiệu ứng đơn giản nhẹ nhàng, hạn chế những hiệu ứng nặng nề và rối mắt.
Tối ưu hóa hình ảnh
Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc website không tải được nhanh như ý muốn, chính là vì nội dung chưa được tối ưu, mà hình ảnh thường là nguyên nhân chủ yếu. Hình ảnh thường chiếm 50% đến 90% dung lượng của các trang web.
Một website càng có nhiều hình ảnh thì chúng càng ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải web. Để khắc phục hiện tượng trên, bạn nên nén hình ảnh với dung lượng tối ưu nhất cho việc hiển thị trên web thay vì dùng ảnh gốc có độ phân giải cao.
Một bức ảnh được đưa lên website có kích thước dưới 100kb là tốt nhất. Hiện nay, những định dạng mới như FLIF, WebP và HEIF đã sử dụng công nghệ nén mới nhất giúp giảm thiểu tối đa ảnh chất lượng cao với kích thước nhỏ hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những công cụ nén ảnh online như TinyPNG, giảm dung lượng mà không làm mất chất lượng hình ảnh.
Sử dụng hệ thống CDN (Content Delivery Network)
CDN là viết tắt của Content Delivery Network là mạng lưới cung cấp nội dung được đặt ở các vị trí khác nhau, và cũng là cách doanh nghiệp hạn chế việc vận hành quá tải của các hệ thống Server, tăng tốc độ truy cập website nhanh và đơn giản nhất.
Hệ thống máy chủ này hoạt động bằng cách chứa những bản sao dữ liệu của nội dung website trong hệ thống, giúp người dùng từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận thông tin website một cách dễ dàng mà không cần phải truy cập vào server chính.
Giả sử như máy chủ website bạn ở Mỹ nhưng nếu người dùng tại Việt Nam truy cập vào web, họ sẽ nhận được dữ liệu bản sao được lưu trữ tại CDN được đặt ở khu vực xung quanh Việt Nam. CDN là giải pháp hiệu quả cho những website có hệ thống máy chủ đặt ở xa, lượng truy cập lớn và đến từ nhiều nơi trên thế giới, hao tốn nhiều băng thông hoặc khi bạn đang sử dụng kỹ thuật load Balancing FailOver.
Trên đây là những cách có thể giúp bạn tối ưu tốc độ website wordpress cho bạn cũng như cải thiện thứ hàng trang web bạn đang phát triển web app / trang web. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tăng tốc độ website WordPress hiệu quả nhé.